Những thứ mà WordPress có thể làm được ngoài blog

Cũng phải thôi, WordPress ban đầu được dùng cho mục đích viết blog, nhưng sau đó nó lại quá thuận lợi để chuyển đổi mục đích sử dụng. Nhờ vào lượng người dùng khổng lồ tăng trưởng hàng năm, các lập trình viên luôn biết cách tạo ra những plugin gây bất ngờ và thỉnh thoảng còn tạo ra cả xu hướng sử dụng nào đó.

Thư viện tra cứu tài liệu khách hàng – Docs

 

Khác với blog, thư viện tài liệu tra cứu thường dành cho doanh nghiệp với các bài viết tập trung hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Blogger bình thường sẽ không cần, nhưng nếu bạn có tự bán sản phẩm trên blog thì nên có để hướng dẫn khách hàng cách sử dụng, thanh toán, hoàn trả hay các câu hỏi thường gặp.

Thu viện càng chỉnh chu bao nhiêu thì tỷ lệ chuyển đổi càng cao, tỷ lệ hoàn trả hàng càng thấp và tỷ lệ liên hệ hỗ trợ càng giảm.

Trong trường hợp bạn đang dùng dịch vụ landing page để bán hàng thì cũng có thể dùng WordPress song song để hỗ trợ.

Có 2 loại thư viện tra cứu tài liệu:

  1. Thư viện mở. Bạn sẽ có lợi về SEO và ai cũng có thể truy cập nên sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng, vì khách hàng có xu hướng ghé thư viện trước khi mua sản phẩm của bạn.
  2. Thư viện đóng. Chỉ cho phép khách hàng truy xập khi đã mua sản phẩm. Dù không có lợi về SEO nhưng làm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, cái mà ảnh hưởng đến giá bán và lợi nhuận biên của bạn.

Thường thì Thư viện tra cứu tài liệu nên tách riêng biệt bằng cách dùng sub-domain vì tránh xung đột hay làm chậm đi thư viện với các plugin và theme không cần thiết.

Plugin cài đặt tham khảo:

  1. weDocs (Free)

Hệ thống hỗ trợ chăm sóc khách hàng – Support Desk

Thư viện tra cứu tài liệu khách hàng ở trên chỉ để cho khách hàng tự giải quyết các vấn đề thường gặp. Những vấn đề cá biệt thì bạn sẽ cần đến một hệ thống hỗ trợ khách hàng tạo các vé hỗ trợ (support ticket).

Thường thì kể cả khi có live chat bạn vẫn phải có một hệ thống vé hỗ trợ khách hàng vì nó chuyên nghiệp và bảo mật riêng tư.

Với WordPress bạn có thể biến hoá thành một hệ thống hỗ trợ chăm sóc khách hàng dễ dàng với một số plugin cài đặt chuyên biệt.

Bạn có thể dễ dàng biến WordPress thành FreshDesk (dịch vụ tạo support ticket phổ biến miễn phí) và thậm chí còn mạnh hơn.

Plugin tham khảo:

  1. Awesome Support

Báck khoa toàn thư – Wiki

Bạn có biết sự khác nhau giữa thư viện tra cứu tài liệu khách hàng và một Wiki site?

Trong khi thư viện tra cứu tài liệu phục vụ chủ yếu cho khách hàng với sản phẩm cụ thể thì Wiki site lại như một website hoàn chỉnh với các lợi thế về SEO và đối tượng đọc giả nhất định.

Bạn có thể biến WordPress thành một Wikipedia thu nhỏ với một niche nhất định.

Khác với blog, Wiki site sẽ cần thông tin chứng thực, khái niệm rõ ràng với độ chính xác cao hơn rất nhiều.

Plugin tham khảo:

  1. Yada Wiki (Free)

Cửa hành thương mại điện tử – e-Commerce

Có lẽ đây là hình thức sử dụng WordPress đang phổ biến bậc nhất hiện nay bên cạnh blogging. Bạn sẽ nhanh chóng biến WordPress thành một trang web bán hàng online.

Bạn có thể bán phần mềm, dịch vụ, sản phẩm đơn giản hơn với WordPress. Bạn cũng có thể dùng cho Dropshipping và POD.

Không thiếu các nền tảng bán hàng như Shopify, nhưng WordPress luôn có một lợi thế riêng đó là self-host. Bạn có thể khống chế được chi phí và mở rộng ứng dụng với nhiều plugin bổ trợ. Hệ sinh thái WordPress quá lớn.

Plugin tham khảo:

  1. WooCommerce (Free)
  2. Easy Digital Download (Free)

Nền tảng quản lý khoá học online – LMS

Đúng như bạn thấy, WordPress có thể biến hoá thành một hệ thống quản lý khoá học hoàn chỉnh, quản lý tất cả nội dung của bạn như ý muốn.

Bạn làm chủ trong việc quản lý thông tin, giao tiếp với học viên, tiếp thị, bảo vệ video khoá học,…và thành toán.

Khả năng tùy biến giao diện website, chi phí và thanh toán luôn là điểm mấu chốt để bạn lựa chọn WordPress cho việc kinh doanh các khoá học online của bạn.

Ngoài ra, bạn sẽ có thể tận dụng luôn sức mạnh blogging của WordPress để làm tiếp thị nội dung giúp tăng doanh thu nhờ vào lượng traffic miễn phí.

Plugin tham khảo:

  1. LearnDash $159/năm)
  2. Tutor LMS Pro ($149/năm)
  3. eLearnCommerce ($27/tháng)

Cộng đồng và diễn đàn – Forum

Diễn đàn đã từng là một phong trào phát triển vô cùng mạnh mẽ nhưng sau này bắt đầu ít được biết đến hơn.

Thực tế diễn đàn vẫn cực kỳ mạnh trong một số ngách chia sẻ, những diễn đàn mạnh vẫn đang hoạt động nhưng ngày càng ít diễn đàn mới ra đời vì sự nổi dậy mạnh mẽ của Facebook Groups hay mạng xã hội khác.

Doanh nghiệp hiện nay vân dùng diễn đàn để hỗ trợ khách hàng, nhưng dần chuyển hướng tới một dạng cộng đồng tinh gọn hơn.

WordPress giúp bạn tạo diễn đàn và quản lý thành viên nhờ vào database mạnh mẽ.

Plugin tham khảo:

  1. bbPress
  2. BuddyBoss

Landing Page đa mục đích

Không chỉ viết blog, WordPress hỗ trợ rất tốt cho việc tạo trang web đơn landing page.

Nhờ vào sự ra đời và cạnh tranh của các plugin Page Builder nên WordPress nên WordPress trở nên càng ngày càng dễ sử dụng trong việc tự tạo trang landing page, dẫn đến một xu hướng tất yếu là nhà nhà tạo website bằng WordPress.

Lưu ý, nếu bạn tạo các portfolio site hay trang web công ty thì landing page vô cùng quan trọng để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bạn cũng sẽ chỉ quan tâm đến Page Builder hơn là tập trung vào theme hay blog của WordPress.

Plugin tham khảo:

  1. Elementor
  2. Beaver Builder
  3. Brizy
  4. WP Stackable
  5. WP Landing Kit

Quản lý và rút gọn link – Shorten URL

Một cách dùng WordPress khá đơn giản nhưng tôi nghĩ đôi khi bạn có thể bỏ qua đó là dùng WordPress để rút gọn link chia sẻ trên mạng xã hội hay các link affiliate.

Quản lý và rút gọn link không nhất thiết phải cài đặt trên domain chính mà bạn đang dùng có thể dùng sub-domain hay một doamin hoàn toàn khác để dùng.

Mục đích là để biến WordPress thành các dịch vụ rút gọn link như Bitly hay Switchy.

Trong trường hợp bạn dùng một domain duy nhất cho nhiều tên miền khác nhau với sự trợ giúp của một số plugin cao cấp thì thậm chí nó còn mạnh hơn rất nhiều lần các dịch vụ như bitly hay Switchy. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Plugin tham khảo:

  1. PrettyLink
  2. Easy Affiliate Links

Thả vào đây ý kiến của bạn:

avatar